Các thiết kế liên quan Panther

Panther II

Panther II tại bảo tàng Patton Cavalry and Armor

Việc thiết kế ra bản II chủ yếu xuất phát từ việc Hitler nghi ngờ độ hiệu quả của Panther (vì lớp giáp sườn của nó quá mỏng và yếu). Thật ra thì việc nghiên cứu thay thế giáp sườn đã diễn ra từ năm 1942. Sau đó, Hitler tổ chức bàn luận về việc này vào tháng 1 năm 1943, từ đó nảy sinh một phiên bản mới mà về sau có tên là Panther II (sau tháng 4 năm 1943). Trong bản thiết kế, phần đĩa trước được tăng lên 100 mm, giáp sườn được tăng lên 60 mm và giáp phần đỉnh tháp pháo được tăng lên 30 mm. Và Panther II được đưa vào sản xuất từ tháng 9 năm 1943.

Tại một cuộc họp vào ngày 10 tháng 2 năm 1943, Bộ Chiến tranh Đế chế (Reichskriegsministerium) đã bàn về việc thay thế bánh khía và bánh dẫn chính ở phần cuối. Một cuộc họp mặt khác 7 ngày sau đó đã bàn tiếp về việc trao đổi các bộ phận giữa Panther II và Tiger II, như bộ truyền động, bánh xích cốt thép và cấu truyền động. Cũng trong tháng 2, cuộc họp lần thứ 3 bàn về việc thay thế các bộ phận khác ví như pháo 88 mm L/71 KwK 43. Tháng 3 năm 1943, MAN thông báo là họ sẽ hoàn thành mẫu đầu tiên vào tháng 8 cùng năm. MAN đang rất cân nhắc xem nên chọn loại động cơ nào, cuối cùng đã quyết định chọn động cơ Maybach HL 234 (hệ thống nạp-xả, phun nhiên liệu mới, đạt 900 hp khi hoạt động 8 máy truyền động thủy lực).

Việc thiết kế ra bản Panther II đã được Bộ Chiến tranh và đặc biệt là Hitler quan tâm đến khi bản I bắt đầu tham chiến tại các mặt trận. Nhưng việc thiết kế cũng như nghiên cứu Panther II bị đình trệ từ tháng 5-6 năm 1943 là do phải sản xuất bản Panther I. Hiện chưa rõ tại sao lại dừng việc thiết kế Panther II, nhiều người nghĩ đó là do sức ép từ việc thời gian cấp bách và Bộ Chiến tranh không có thời gian để nghiên cứu cũng như thiết kế thêm, riêng quân Đồng Minh cho rằng việc thiết kế Panther II sẽ làm chậm lại quá trình sản xuất Panther I.

Quân Mỹ đã chiếm được một mẫu khung hoàn chỉnh được cho là của Panther II, hiện tại nó đang được trưng bày tại bảo tàng Patton, Fort Knox. Một tháp pháo của phiên bản Ausf.G được lắp lên mẫu khung này.[118][119]

Panther Ausf. F

Mẫu Panther Ausf.F với tháp pháo Schmalturm

Sau khi dự án thiết kế Panther II bị hủy bỏ, một dự án cải tiến khác được xúc tiến, chủ yếu là thay thế phần tháp pháo. Những cải tiến quan trọng về độ dày của giáp bảo vệ tháp pháo. Vào cuối năm 1943, các nhà thiết kế xe tăng Đức đã cố gắng thay đổi thiết kế tháp pháo của xe tăng Panther nhằm tạo ra một tháp pháo hẹp hơn, qua đó giảm khả năng bị trúng đạn. Độ dày của giáp xung quanh tháp pháo cũng được tăng lên cùng các sửa đổi về góc cạnh nhằm làm giảm khả năng bị tiêu diệt từ trên cao.

Việc chế tạo mẫu thử nghiệm được dự trù bắt đầu vào khoảng tháng 2/1944[120]. Thiết kế tháp pháo mới được gọi là Tiggp Panther và do công ty Rheinmetal giới thiệu vào tháng 3/1944. Các nhà thiết kế dự định trang bị cho tháp pháo hẹp này hệ thống quan sát cùng một pháo chính mới. Nhưng việc Đức Quốc xã thua trận đã đặt một dấu chấm hết cho dự án.

Dự án đầu tiên có tính cải tiến tháp pháo được thực hiện vào ngày 7 tháng 11 năm 1943, lắp ráp một tấm khiên đỡ pháo ở đằng sau dày 120 mm và bao thêm một phần đĩa trước. Một bản thiết kế khác được vẽ bởi Rheinmettall vào ngày 1 tháng 3 năm 1944, giảm chiều rộng và thêm một tấm khiên, phiên bản này chính là biến thể Turm-Panther (Schmale Blende)[121]

Một vài bản thí nghiệm với tên gọi "Schmalturm" được chế tạo vào năm 1944 với pháo chính sửa chữa từ phiên bản pháo 75 mm KwK 42 L/70-về sau được đặt tên lại thành pháo KwK 44/1. Một vài chiếc trong số chúng bị quân Đồng Minh bắt và di chuyển về nước họ. Hiện tại còn một chiếc trưng bày tại bảo tàng tăng-thiết giáp Bovington.

Schmalturm có giáp mặt trước của tháp pháo dày 120 mm xiên 20 độ; giáp mặt bên dày được tăng từ 45 mm lên 60 mm, phần đỉnh được gia cố từ 16 mm lên 40 mm. Một tấm khiên thiết kế theo kiểu vòng đai được bọc vào tháp pháo tương tự như tăng Tiger II. Mặc dù vỏ giáp dày hơn như vậy nhưng do tháp pháo mới nhỏ hơn nên trọng lượng xe tăng không những không thay đổi mà còn giảm đi, điều này rất lợi so với tháp pháo cũ.[122]

Phiên bản Panther Ausf F được trang bị tháp pháo Schmalturm nhằm tăng độ trượt đạn của giáp và thêm một phần giáp dày nữa vào đỉnh tháp pháo phần trên. Tháp pháo Schmalturm được thiết kế để trang bị máy định tầm lập thể và có khối lượng nhẹ hơn tháp pháo cũ. Các hệ thống vũ khí mới được chế tạo với khả năng tương thích cao với tháp pháo thân hẹp mới. Thiết bị quan sát hồng ngoại cũng được bổ sung thêm giúp xe có thể tác chiến vào ban đêm mà các xe tăng thời đó chưa làm được.

Mẫu thử nghiệm Panther Ausf F được hoàn thành vào tháng 8/1944. Xe tăng mới được trang bị pháo chính 75mm KwK 44 L/71. Pháo có một xi lanh giảm giật cùng hệ thống thu hồi nhiệt mới. KwK 44 không có thiết kế thoát hơi thuốc ở đầu nòng pháo, mặc dù mẫu giới thiệu có tính năng này. Điều này khiến lực giật của pháo khi bắn tăng đáng kể từ 12-18 tấn. Tháp pháo có hệ thống trợ lực có thể quay 360 độ trong 30 giây. Nó cũng có thể quay bằng tay nhưng mất đến 4 phút để quay đủ 360 độ. Tuy nhiên, khi tháp pháo quay sang một bên, việc nạp đạn khá chậm và cần có sự trợ giúp của một bánh đà.

Các thử nghiệm cho thấy pháo KwK 44 L/71 có khả năng xuyên giáp rất tốt so với các pháo trước đó nhờ loại đạn mới. Tháp pháo có hệ thống kính quan sát tiềm vọng TZF13 với khả năng phóng đại từ 2,5-6 lần, độ phóng đại tối đa có thể lên đến 12 lần. Kính TZF13 có 7 góc quan sát khác nhau giúp chỉ huy quan sát môi trường xung quanh tốt hơn. Nó đi kèm với một máy đo khoảng cách. Phía trên kính tiềm vọng có một tấm giáp che đặc biệt giúp nó không hỏng khi bị bắn bằng vũ khí nhỏ.

Một cải tiến quan trọng trên xe tăng Panther Ausf F là hệ thống truyền động mới giúp xe vận hành êm hơn, tốc độ nhanh hơn. Panther Ausf F có hệ thống liên lạc radio mới tốt hơn.

Kế hoạch sản xuất loạt 1.929 xe tăng mới dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 5/1945. Tháng 3/1945, Hitler muốn sửa đổi Panther Ausf-F sử dụng pháo chính 88 mm như trên xe tăng Tiger II. Điều đó khiến kế hoạch sản xuất ban đầu phải hoãn lại. Việc thiết kế tháp pháo Schmalturm và pháo đời mới 88mm KwK 43 L/71 được áp dụng và đưa vào sản xuất từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1945. Có thể các loại tăng Đức sau đó sẽ được thiết kế theo kiểu này, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra vì Đức đã thua trận và phân chia.[123]

Một số lượng chưa rõ thân của Ausf.F được sản xuất tại các nhà máy của Daimler-Benz và Ruhrstahl-Hattingen; dù sao thì không có bằng chứng nào cho thấy đã từng có chiếc Ausf.F hoàn chỉnh nào được xuất xưởng trước khi kết thúc chiến tranh. Mẫu xe tăng hiện đại của Đức quốc xã cuối cùng đã không kịp ra chiến trường. Khi lực lượng đồng minh tiến vào Berlin chỉ 4 mẫu Panther Ausf-F đang nằm trên dây chuyền sản xuất. Toàn bộ tài liệu kỹ thuật của dự án xe tăng này bị phía Mỹ thu giữ.

E-50

Dòng tăng E bao gồm E-25, E-50, E-75, E-100 (đánh số theo thứ tự), trong đó Panther gồm dòng E-50. E-50 có thiết kế hệ thống dây cót nhằm thay thế hệ thống thanh xoắn đôi. Tháp pháo Schmalturm và pháo 88 mm L/71 cũng được dùng ở phiên bản này.[124]

Các mẫu pháo tự hành và tăng thiết kế dựa trên khung tăng Panther

Bergepanther tại bảo tàng thiết giáp Saumur
  • Jagdpanther: phiên bản pháo tự hành chống tăng hạng trung sử dụng pháo 88 mm L/71.
  • Befehlspanzer Panther: tăng chỉ huy với bộ điện đàm được nâng cấp.
  • Beobachtungspanzer Panther: tăng quan sát để hỗ trợ pháo tầm xa, lắp pháo giả, được trang bị 2 khẩu MG-34.
  • Bergepanther: xe sửa chữa.
  • Flakpanzer Coelian: dự án pháo phòng không tự hành, dự định trang bị 2 khẩu pháo Flak 43 37 mm lắp trong tháp pháo được bọc giáp.[125]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Panther http://afvdb.50megs.com/germany/pz5.html http://afvdb.50megs.com/usa/pics/m4sherman.html#M4... http://www.achtungpanzer.com/panth2.htm http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/pz4.htm#panther http://www.anicursor.com/colpicwar2.html http://www.canada.com/ottawacitizen/news/story.htm... http://www.lonesentry.com/articles/ttt_panther/ind... http://www.militaryfactory.com/armor/detail.asp?ar...